Photoshop - Hướng dẫn học photoshop cơ bản đến nâng cao
Làm thế nào để có thể tự học Photoshop - Hướng dẫn học photoshop cơ bản đến nâng cao? Hay mình sẽ tự bắt đầu thiết kế, chỉnh sửa ảnh bởi những cách hướng dẫn trên mạng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp những lộ trình tự học Photoshop từ cơ bản đến nâng cao cho bạn khi mới bắt đầu. Bài viết này sẽ giống như là một lớp tự học Photoshop dành cho bạn nhé!
Học photoshop qua những khái niệm cơ bản
Trước khi bước vào học photoshop, bạn cần nắm rõ những khái niệm về phần mềm photoshop. Lộ trình tự học photoshop cơ bản chúng ta sẽ phải nắm được những mục tiêu học. Học photoshop sẽ giúp bạn những gì?
Phần mềm photoshop là một phần mềm rất phổ biến hiện nay và khi sử dụng phần mềm bạn có thể tự chỉnh sửa ảnh, cắt ảnh hay thiết kế khác từ việc học Photoshop.
Phần mềm photoshop hiện nay có rất nhiều phiên bản khác nhau như: phần mềm photoshop CC và phần mềm photoshop CS6. Vậy bạn sẽ phù hợp với phiên bản nào? Cùng tham khảo thêm bên dưới bạn nhé!
Học photoshop qua những khái niệm cơ bản
Phần mềm Photoshop CC là gì?
Phần mềm photoshop CC là một phiên bản được cải tiến hơn của photoshop cùng với đó là rất nhiều ưu điểm như:
- Gói phần mềm tích hợp đi kèm
- Adobe Edge Tool & Services hay còn gọi là dịch vụ đi kèm
- Chia sẻ, truy xuất những tập tin mọi lúc khi có internet
- Hoặc, bạn hoàn toàn có thể cập nhật những phiên bản Photoshop CC mới nhất mà sẽ tối giản được chi phí.
Học photoshop CS6 có điểm gì khác hơn?
Photoshop CS6 là một phiên bản photoshop cuối cùng của phần mềm Adobe Photoshop CS. Với phần mềm Photoshop CS6 này vẫn luôn được update và sửa lỗi liên tục bởi nhà “ Adobe” dù phần lớn đã chuyển sang Photoshop CC.
Photoshop cs6 là một phiên bản cuối cùng của dòng phần mềm Adobe Photoshop cs. Photoshop cs6 vẫn được nhà ‘Adobe’ liên tục sửa lỗi và update cho người dùng dù phần lớn đã chuyển sang Photoshop cc.
Học photoshop cơ bản cùng với những yếu tố cần thiết
Để học phần mềm photoshop bạn cần nắm rõ những yếu tố cần thiết trong photoshop như: đường line, kích cỡ, màu sắc, font chữ, họa tiết,.. như sau:
Đường – line trong photoshop
Trong thế giới design thì đường line được coi như một “kẻ cầm đầu”, chúng chính là nguồn gốc của tất cả những hình học cũng như đường nét khi chúng ta học Photoshop. Những đường line này sẽ thường được sử dụng để tạo ra 1 ý nhất định hay một hiệu ứng thị giác. Ví dụ cụ thể như sau:
- Với đường zigzag line – các đường ngoằn ngoèo khơi gợi được cảm hứng hoặc sự căng thẳng
- Với những đường thẳng – Straight line lại gợi lên sự gọn gàng
- Và tạo ra các đường chuyển động bằng đường gợn sóng – Curved line
Vì vậy, chúng thường được sử dụng để tạo khung cho bố cục, để làm phối cảnh hay để tạo ra các góc cạnh, đường nét, chi tiết trong thiết kế khi bạn đang học photoshop.
Đường – line trong photoshop chính là nguồn gốc của tất cả những hình học cũng như đường nét
Kích cỡ trong photoshop
Kích cỡ trong photoshop được gọi là Scale – một yếu tố cơ bản trong thiết kế. Chúng có chức năng giúp cho các yếu tố về kích thước có được sự tương phản, để tạo ra được sự phân chia tỉ lệ, “sự phân cấp thị giác” sẽ giúp cho người xem có thể tập trung được hơn vào một vài chi tiết cụ thể nào đó.
Scale – kích cỡ sẽ có tác dụng tạo nên được logic, sự thống nhất cho bố cục. Đây chính là nguồn gốc cho nhiều tỉ lệ quan trọng sau này.
Màu sắc trong photoshop
Màu sắc chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên một thiết kế đẹp trong Photoshop. Trong quá trình bạn học Photoshop bạn sẽ phải nắm được về: ý nghĩa của màu sắc, thuật ngữ, hay cách phối màu cùng với xu hướng màu sắc.
Việc đầu tiên bạn sẽ phải khám phá được những ảnh hưởng tâm lý con người và các ý nghĩa màu sắc. Ngoài ra, còn có 6 cách thức để phối màu trong photoshop mà Trường Arena Multimedia phải kể đến:
- Màu đơn sắc
- Màu tương đồng
- Đối xứng màu
- Đối xứng hai bên
- Tam giác đều
- Hình chữ nhật
Font chữ trong Photoshop - Typography
Đây được đánh giá là một trong những “ anh cả” trong cả bản thiết kế. Trong việc chọn lựa cỡ chữ to – nhỏ hay kiểu chữ như thế nào cũng sẽ khiến cho thiết kế được thay đổi 180 độ. Chưa kể cả việc sắp xếp màu sắc, vị trí, kết hợp hình ảnh, hình học hay độ tương phản của chữ cái,…. Sẽ mang đến những trải nghiệm về thị giác khác nhau đối với người nhìn.
Các thành phần của Typography gồm:
- Kiểu chữ: Font và Typeface
- Kích thước – size
- Khoảng cách giữa các dòng theo chiều dọc – Leading
- Khoảng cách giữa 2 chữ cái – Kerning
- Khoảng cách chữ cái – theo chiều ngang - Tracking
Hoạ tiết (Pattern) trong photoshop
Hoạt tiết thường được lặp lại trong các yếu tố về biểu tượng, hình học, hình vẽ và rất thường xuyên được ứng dụng khi học Photoshop. Cùng với việc tuân theo những quy luật nhất định thì Pattern sẽ giúp cho việc chỉnh sửa ảnh trở nên có điểm nhấn, thú vị và nhiều chi tiết hơn. Đồng thời nó sẽ tạo ra được những hiệu ứng khác nhau về thị giác cho người nhìn.
Hiện nay, Pattern đang được giới designer rất ưa chuộng nhất là trong logo, thiết kế sản phẩm hoặc trang web.
Pattern sẽ giúp cho việc chỉnh sửa ảnh trở nên có điểm nhấn
Lời kết
Qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách tự học Photoshop - Hướng dẫn học photoshop cơ bản. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn học hiểu thêm về Photoshop. Hoặc bạn có thể tham khảo qua những khóa học cơ bản của trường FPT Arena nhé!