Dịch vụ bệnh viện đồng hồ

Hệ thống sửa chữa đồng hồ uy tín tại Hà Nội và TpHCM giải quyết nỗi lo đồng hồ của bạn đang gặp một vài vấn đề như không chạy, chạy nhanh, chạy chậm, hết pin, xước vỏ, vào nước,… Bởi càng nhiều địa chỉ sửa chữa đồng hồ lại càng làm bạn hoang mang hơn “đâu thật đâu giả”. Và bạn biết chỉ cần sơ xuất mang đến nơi kém chất lượng có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.

SỬA CHỮA ĐỒNG HỒ CƠ

Sửa chữa đồng hồ cơ không chạy, chạy chậm do va chạm, hoạt động mạnh

  • Đối với đồng hồ cơ, nhiều nhà sản xuất đều khuyến cáo khách hàng sử dụng tránh vận động, va chạm mạnh. Bộ phận nhạy cảm nhất là vành tóc có thể sẽ bị xô lệch dẫn tới tình trạng nhanh chậm thất thường. Với trường hợp nặng, các chi tiết có thể bị hỏng hóc, mài mòn… gây nên tình trạng chết máy, chạy thất thường,… Nếu chẳng may va chạm gây vỡ kính, các mạt kính rơi vào máy làm kẹt cơ chết máy đột ngột (trường hợp này bắt buộc phải bảo dưỡng toàn bộ làm sạch các chi tiết máy, tra dầu mới…) Xem thêm Thay kính đồng hồ và Lau dầu đồng hồ
  • Không chỉ các linh kiện bị hỏng, các cú va chạm mạnh còn có thể gây ra nhiều hư hỏng khác như gãy chân mặt số (bộ phận gắn kết với máy), các kim bị cong có thể bật khỏi mặt số, bộ phận khóa dây mắt dây bị bung – giãn – rời… Các tình trạng bệnh như trên nhìn chung Bệnh Viện Đồng Hồ đều có thể khắc phục trở về mức tối ưu nhất.

Sửa đồng hồ cơ không chạy, chạy chậm do khô dầu

Bảo dưỡng lau dầu là quy trình được các nhà sản xuất khuyến cáo thay dây đồng hồ thực hiện định kì sau một khoảng thời gian nhất định. Thời gian cho một chiếc đồng hồ cơ cần phải lau dầu (trong điều kiện hoạt động văn phòng bình thường):

  • Đồng hồ sử dụng bộ máy đồng hồ của Nhật, Nga thường 2 đến 3 năm.
  • Đồng hồ sử dụng bộ máy của Thụy Sỹ dòng phổ thông thường 3 đến 5 năm.
  • Đồng hồ sử dụng bộ máy Thụy Sỹ dòng cao cấp thường từ 5 năm trở lên.

Với sự đặc biệt từ kết cầu bộ thoát, dây tóc silicon và ngựa 3 guốc, hãng Omega khuyến cáo Thay mặt kính đồng hồ định kỳ từ 6 đến 8 năm một lần

Sau một thời gian sử dụng, dầu được tra vào máy dần bị khô, ma sát tăng lên dẫn tới tình trạng đồng hồ chạy chậm dần. Nhiều đồng hồ sử dụng quá thời kỳ bảo dưỡng gây nên vết dầu đã khô két lại và làm cho những bánh răng không thể hoạt động. Rất nhiều trường hợp ma sát đã gây hỏng các chi tiết thay thế chúng rất tốn kém. Dầu hộp cót khô giảm khả năng tích cót của đồng hồ.

Đánh bóng đồng hồ là gì? Đánh bóng ở đâu uy tín, đảm bảo. Đồng hồ không bị ảnh hưởng từ tính trong quá trình đánh bóng. Bệnh Viện Đồng Hồ có những dịch vụ đánh bóng nào? Các loại dây nào có thể đánh bóng? Cùng tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây nhé.

Đánh bóng chất liệu thép không gỉ hay inox

Đây là chất liệu được dùng phổ biến nhất trong ngành đồng hồ bao gồm 316, 316L và 904 với độ bền cơ học, độ dẻo dai, chống chịu ăn mòn cao và phản ứng từ kém, tuy nhiên độ cứng của chúng lại không cao nên việc đánh bóng dễ dàng.

Đặc điểm nhận biết của chất liệu này có màu trắng xám, trên phần dây hoặc vỏ có thể ghi dòng chữ “Stainless Steel” hoặc chúng ta có thể tra thông số sản phẩm mà nhà sản xuất cung cấp trên website.

Đặc tính sản xuất cho dây, vỏ và khóa, núm, vành,… đều có dạng nguyên khối thép không gỉ cho nên việc đánh bóng sẽ làm mất đi một lớp rất mỏng để xóa đi các vết xước. Một số vết xước sâu hoặc bị sứt lõm sẽ được các kỹ thuật viên tiến hành bù chất liệu thép phù hợp sau đó mới đánh bóng với các thớ bóng thớ mờ như ban đầu.